Bệnh khô chân ở gà, bật mí bí quyết trị dứt điểm
Bệnh gà bị khô chân thường ghép với các bệnh khác như bạch lỵ, thường hàn, newcastle,.. nên được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh khô chân ở gà không gây chết đột ngột, nhưng lại gây ra thiệt hại kinh tế về lâu về dài rất nhiều. Những biểu hiện như biếng ăn, lông xù,.. khi mổ ra thì diều không có thức ăn, bụng nặng thì đây được xem là những dấu hiệu của căn bệnh khô chân ở gà.
Bài viết sau đây Chicken1000 sẽ hướng dẫn bà con chi tiết nhất về cách trị và phòng bệnh cũng như cách nuôi gà tránh bệnh khô chân hiệu quả nhất.
1/ Bệnh khô chân ở gà là gì ?
Bệnh khô chân teo lườn ở gà là trường hợp gà con và gà trưởng thành có dấu hiệu mất nước trầm trọng hoặc không được bổ sung nước đúng theo từng giai đoạn, dẫn đến tình trạng gà nhợt nhạt, xù lông, gầy gò và dấu hiệu rõ nhất đó chính là biếng ăn rõ rệt. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng đến chế độ dinh dưỡng và cơ thể sẽ bị nằm bại liệt để lâu ngày sẽ rất khó để chữa trị.
2/ Những nguyên nhân gà bị khô chân, teo lườn
Nếu để nói chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh khô chân ở gà thì rất khó, vì thế Chicken1000 sẽ liệt kê ra 2 giai đoạn dẫn đến tình trạng khô chân cho gà, đó chính là giai đoạn khi còn nhỏ và đã trưởng thành.
2.1/ Gà bị khô chân khi còn nhỏ.
Gà cũng như con người chúng ta, chúng cũng cần phải có nước để duy trì hoạt động hàng ngày, bệnh khô chân ở gà không chỉ xuất hiện ở gà trưởng thành mà chúng con xuất hiện thường xuyên ở gà con, đặc biệt là giai đoạn từ 1 – 30 ngày tuổi, khi mật độ úm quá cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước, bởi vì gà có đặc tính uống nước khi đang ăn.
Tình trạng gà con bị khô chân sẽ ít hơn nhưng không có nghĩa là sẽ không gặp, bởi vì gà con được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt từ gà mẹ. Nhưng nếu bạn úm gà con thì cần thường xuyên theo dõi và quan sát để bổ sung nước kịp thời cho đàn gà.
2.2/ Gà bị khô chân khi trưởng thành
Khi gà đã trưởng thành, đã có thể tự kiếm ăn và đã đủ “ ý thức “ được việc tìm nguồn nước thì nguyên nhân gây ra khô chân ở gà trưởng thành không còn là do thiếu nước nữa, mà đó chính là các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa trong đó phải kể đến đó là các bệnh gây ra bệnh tiêu chảy như Newcastle, bạch lỵ, thương hàn,…
Những bệnh này có thể làm cho gà mất nước vì phải ĩa chảy thường xuyên, gây ra mất cân bằng điện giải, thiếu hụt nước trong cơ thể gà.
3/ Triệu chứng gà bị khô chân
3.1/ Lông xù lên
Dấu hiệu đầu tiên và được xem là khó rõ rệt nhất đó chính lông của gà bị xù lên, gà có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rủ, không thích di chuyển, mắt lim dim, và thường xuyên đứng một chỗ nhìn liên tục.
3.2/ Gà biếng ăn
Dấu hiệu thứ 2 đó chính là giảm ăn từ từ và sẽ bỏ hẳn ăn, sau đó là nằm nhiều chỗ khác nhau và không di chuyển.
3.3/ Ỉa chảy, phân trắng
Chính vì gặp vấn đề về tiêu hóa nên việc đi phân không được bình thường, đi phân trắng cũng xem là dấu hiệu của bệnh khô chân ở gà.
3.4/ Da chân khô quắt, gầy gò
Chân gà khô quắt, sau từ 3 – 5 ngày khi gà mắc bệnh, cơ thể gà sẽ hao hụt, ốm lại rõ rệt và một thời gian dài sẽ ốm trơ xương.
3.5/ Hai mắt nhấm nghiền
Gà hay đứng yên một chỗ, 2 mắt của gà không được linh hoạt, thường xuyên nhấm lại.
4/ Quy trình và sử dụng thuốc đặc trị khô chân cho gà
4.1/ Bổ sung điện giải từ 1 – 45 ngày tuổi
Trong giai đoạn úm gà con từ 1 – 45 ngày tuổi thường xuyên bổ sung Electrolytes để cân bằng điện giải và nước biển khô để giúp tránh tình trạng gà bị khô chân. Sử dụng thêm Gluco K – C Thảo Dược để tăng sức đề kháng và chất điện giải.
4.2/ Bổ sung Vitamin Multivitamin Water Soluble
Trong giai đoạn điều trị và cũng như để phòng bệnh khô chân gà thì nên thường xuyên bổ sung thêm Vitamin, có thể sử dụng Multivitamin Water Soluble để tăng cường chất dinh dưỡng và các Vitamin A,D3,E.
4.3/ Sử dụng kháng sinh Tetra Colivet để kết hợp điều trị hiệu quả hơn
Tetra Colivet là loại thuốc trị bệnh khô chân ở gà được xem là hiệu quả nhất, có thể sử dụng để phòng và trị, đặc biệt là trong giai đoạn úm gà.
Dùng 1 – 2g/ 1 lít nước uống hằng ngày, sử dụng kéo dài từ 3 – 5 ngày để điều trị và sử dụng để phòng thì sử dụng bằng ½ liều trị.
4.4/ Bổ sung tiếp men tiêu hóa All Zym-New
Men tiêu hóa là một loại không thể thiếu trong vấn đề điều trị bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là hệ tiêu hóa của gà. Để thuận tiện cho việc điều trị thì nên sử dụng men tiêu hóa sống All Zym-New bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên để giúp cho khả năng tiêu hóa thức ăn của gà tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
5/ Quy trình phòng bệnh khô chân ở gà
Trong chăn nuôi gà thì ai cũng đều biết rằng phòng bệnh luôn được ưu tiên hơn là trị bệnh. Vì thế, khâu phòng bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu, Chicken1000 đã tổng hợp lại những điều quan trọng trong việc phòng bệnh như sau đây:
- Thường xuyên phun xịt, khử trùng chuồng trại bằng Benkocid, Iodin 100 1 tuần 2 – 3 lần
- Nếu trại có gà mắc bệnh thì phải cách ly gà bị bệnh ngay lập tức và thực hiện chế độ nuôi dưỡng đặc biệt
- Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn gà, nếu có dấu hiệu bất thường kể cả không phải là bị khô chân.
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của gà và lượng nước cũng như thức ăn khi bổ sung cho gà.
Qua bài viết này, cũng như kinh nghiệm của Chicken1000 có thể giúp bà con chăn nuôi điều trị thành công bệnh khô chân teo lườn ở gà |